Định nghĩa:
– Vẩy nến là một bệnh ngoài da, khá phổ biến, thuộc loại mãn tính (kinh niên).
– Nhiều người nghĩ rằng vảy nến là bệnh ngoài da nên chỉ tập trung vào những liệu pháp chỉ nhằm chống viêm, cải thiện tế bào da, làm cho da lành lặn. Thực tế không đơn giản như vậy.
Cho đến bây giờ, y học vẫn chưa có liệu pháp thần kỳ nào trị được bệnh vảy nến.
Dấu hiệu & Triệu chứng:
– Mặt da xuất hiện những đốm tròn đỏ lúc đầu, sau phát triển thành những mảng to màu đỏ thẫm, mặt da rất xấu xí.
– Những chỗ bị viêm lâu ngày da trở nên dày, đóng vảy trắng bẩn và thường bong tróc khi ngứa gãi.
– Bệnh thường xuất hiện ở cánh tay, khuỷu tay, sau vành tai, đầu, cẳng chân.
– Bệnh phát triển nhanh khi thần kinh bị thích thích hoặc ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, tôm, mực, mắm, cá ngừ, cá rô phi, uống rượu…Ở một số người còn có thêm triệu chứng đau khớp xương giống như bị phong thấp.
Nguyên nhân:
– Xưa kia cho rằng bệnh vẩy nến do nhiễm trùng và có thể lây lan nhưng điều này không đúng. Đích xác do tế bào bạch cầu, còn gọi là T-cells, hoạt động không bình thường làm cho các tế bào da phát triển nhanh bất thường và tróc ra. Từ đó tạo ra viêm và kích thích da đổi sắc cũng như bong vảy.
– Theo nghiên cứu y học, vảy nến do tăng sinh quá nhanh ở lớp biểu bì (lớp da ngoài cùng). Nên biết, chu kỳ đời sống của tế bào da là 28 ngày, gồm 14 ngày kiến tạo lớp sừng và 14 ngày để bong tróc mà ta hay gọi là hờm hay ghét. Trong bệnh vảy nến, chu kỳ tăng sinh đến sừng hóa và tróc đi chỉ có 4 ngày, nhanh gấp 7 lần, khiến cho lớp sừng trở nên dày mo do chúng đùn đẩy ra để hình thành lớp mới bên trong.
– Bệnh có tính di truyền từ cha mẹ hoặc ông bà lưu lại. Trường hợp cấp tính, những vết vát đỏ phát triển, làm mủ ở các vùng bị ảnh hưởng và da có thể bong ra để lộ lỗ thông hơi hoặc vết thương giữ nguyên trạng không lành trong vài ngày và thường xuyên chảy máu khi các khu vực này bị chạm phải.
Phân loại:
– Bệnh vẩy nến có nhiều loại, bao gồm cả bệnh vẩy nến mảng bám, guttate bệnh vẩy nến, mụn mủ bệnh vẩy nến và bệnh vẩy nến erythrodermic, tùy thuộc vào tình trạng da và các triệu chứng liên quan.
– Trong một số trường hợp, như bệnh vẩy nến mảng bám, tình trạng này có thể chỉ có thể gây ngứa, trong khi ở những người khác như mụn mủ hoặc bệnh vẩy nến erythrodermic, nó có thể gây đau đớn.
Điều trị:
1. Vitamins:
– Vitamin A: 50,000IU/ngày, giúp cải thện tế bào da bị rối loạn, tẩy độc cơ thể.
– Vitamin E: 400IU/ngày, giúp da mịn, chống lão hóa tế bào.
– Selenium: 200mcg/ngày, chống nhiễm độc, gia tăng miễn dịch (nên dùng chung với vitamin E nhằm gia tăng tính hiệu quả).
– Zinc: 30mg/ngày, giúp nâng cao miễn dịch, giúp vết thương chóng lành.
– Flaxseed oil: 1 muỗng canh/ngày, giúp giảm đau, chống viêm sưng.
2.Dược liệu:
a.Độc vị:
– Thổ phục linh (Smilax glabra): Có tính năng trợ gan, giải độc, khỏe gân cốt.
– Goldenseal root (Hydrastic canadensis): Chứa nhiều loại vitamin, mineral hữu ích; có tác dụng như 1 loại kháng sinh, chống nhiễm trùng, tẩy độc cơ thể, trừ ung loét, nâng cao tính miễn dịch.
– Milk thistle (Silybum marianum): Chứa hợp chất Silymarin, chống oxy-hóa số 1, giúp bảo vệ tế bào gan, tẩy độc cơ thể, chống ngứa.
– Mật ong: Thực tế, vảy nến không thể chữa khỏi bằng bất kỳ loại thuốc nào dùng bên ngoài
ngoài mà chỉ có thể làm giảm phần nào triệu chứng như ngứa, da khô, tróc vảy. Như đã đề cập ở trên, bệnh vẩy nến không phải do nhiễm trùng mà do sự kích thích bởi hệ thống miễn dịch. Vì thế, không thể nhờ tính chất kháng khuẩn của mật ong mà cải thiện được triệu chứng viêm da. Cách dùng mật ong:
– Mật ong + Sáp ong + Olive oil, liều lượng bằng nhau, trộn đều bôi lên vết thương.
– Mật ong + Sáp ong + Olive oil + Clobetasol Propionate, bôi lên vùng vảy nến.
– Mật ong + Vaseline, liều lượng bằng nhau. Đây là liệu pháp khá tốt giúp da bớt khô, giữ độ ẩm lâu, giảm viêm, giảm da loang lổ, ngăn ngừa nứt da, bong tróc.
b.Đặc chế:
– CT.001: Có tác dụng chống viêm da, ngứa da, viêm nang lông, da nổi u nhọt, mụn nước, chàm, vảy nến nhờ tổng hợp 6 vị dược thảo căn bản gồm Kim ngân hoa, Bồ công anh, Bán chi liên, Cam thảo, Thổ phục linh và Milk thistle…
– CT.013: Có tác dụng trợ gan, tẩy độc, lọc máu, trừ các chứng ngứa da, viêm da, nổi nhọt, khô da, nứt da, nám da, chàm, vảy nến./.